Để xác định loại chất bôi trơn phù hợp với nhu cầu sử dụng, chúng ta cần phải hiểu về các đặc tính của chất bôi trơn. Sau đây là các đặc tính quan trọng nhất của chất bôi trơn:
1. Độ nhớt (Vicosity): là đặc trưng cho tính kháng chảy của chất bôi trơn. Độ nhớt càng cao thì chất bôi trơn càng đặc và khó chảy. Độ nhớt càng thấp thì chất bôi trơn càng loãng và dễ chảy. Hình bên dưới minh họa về độ nhớt của 4 loại dầu khác nhau. Quả bóng chìm nhanh trong môi trường dầu loãng, độ nhớt thấp, trong khi chìm chậm trong môi trường dầu độ nhớt cao.
2. Chỉ số độ nhớt (Vicosity Index): là đặc trưng cho mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự thay đổi của độ nhớt. Chất bôi trơn có chỉ số độ nhớt càng cao thì độ nhớt của nó càng ít thay đổi theo nhiệt độ.
3. Độ ổn định ô xy hóa (Oxidation Stability): Ô xy hóa là phản ứng hóa học xảy ra khi ô xy tiếp xúc với dầu bôi trơn. Nhiệt độ cao, nước và a xít sẽ đẩy nhanh tốc độ ô xy hóa. Vòng đời của chất bôi trơn giảm đi khi nhiệt độ tăng lên, hình thành cặn và muội.
4. Điểm rót chảy (Pour Point): là nhiệt độ thấp nhất mà chất bôi trơn còn có thể rót chảy được. Đây là đặc trưng cho tính chảy của chất bôi trơn ở nhiệt độ thấp, rất quan trọng đối với các nước ôn đới vào mùa đông khi xe hoặc thiết bị làm việc ngoài trời phải khởi động trong thời tiết giá lạnh.
5. Tính khử nhũ tương (Demulsibility): là khả năng tách nước, rất quan trọng khi thiết bị hoạt động ở môi trường hoặc vùng khí hậu ẩm ướt.
6. Điểm chớp cháy – điểm bốc hơi (Flash Point): là nhiệt độ thấp nhất dưới áp suất khí quyển mà chất bôi trơn chớp cháy khi đốt nóng. Điểm chớp cháy cốc hở dùng để đánh giá nguy cơ cháy của dầu nhớt khi tồn trữ, đong rót; điểm chớp cháy cốc kín dùng để đánh giá tình trạng của dầu nhớt khi đang sử dụng trong máy móc. Đối với cùng một loại dầu nhớt, điểm chớp cháy cốc hở cao hơn điểm chớp cháy cốc kín từ 15 đến 20
oC.